Ăn bốc - Nét văn hóa của người Ấn Độ

Không chỉ sở hữu một nền ẩm thực độc đáo khác lạ so với nhiều quốc gia khác mà cách ăn của người Ấn cũng rất khác biệt. Dù ở nhà, quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, dù món ăn khô hay món ăn ướt người Ấn độ vẫn dùng tay trực tiếp để ăn - ‘’ăn bốc’’. Dù ở quốc gia của họ hay khi đi tới các nước khác họ vẫn mang theo nét văn hóa này.

Thói quen “Ăn bốc’’ của người Ấn Độ bắt nguồn từ đâu?

Việc sử dụng tay khi ăn của người Ấn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo và Hồi giáo. Những người Ấn Độ cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là cho đấng tối cao ban cho nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần thể hiện sự cung kính những gì mà đấng tối cao ban cho. Với họ, 5 ngón tay tượng trưng cho 5 yếu tố:  không gian, không khí, lửa, nước, trái đất nên việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến 5 giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. 

Bên cạnh đó, khi chạm tay vào đồ ăn, bạn sẽ tạo ra sự liên kết giữa thể xác và tinh thần. Bạn sẽ chú ý vào món ăn hơn bằng việc cảm nhận nhiệt độ, áng chừng xem tay mình có thể giữ được bao nhiêu đồ ăn và giữ thế nào để không bị rơi ra.

Phần ăn truyền thống Ấn Độ gồm những gì?

Những món ăn Ấn Độ thường được bày biện trên một mâm thiếc tròn (còn gọi là Thali), hoặc trên một tấm lá chuối xanh mướt. Một phần ăn Ấn Độ cơ bản gồm có bánh mì (chapati, paratha, roti, naan, hay idli), món chính (rau củ và các loại thịt), món phụ (rau trộn, bánh papad, dưa muối), nước xốt daal hoặc sambar và cơm trắng. Khi ăn phải ăn từng phần riêng biệt như một cách thể hiện sự trân trọng món ăn và những người ăn cùng.

Ăn bốc thế nào mới chuẩn?

Quy tắc hai bàn tay này là quy tắc nghiêm ngặt trong ẩm thực Ấn độ tới mức người thuận tay trái khi ăn cũng sẽ dùng tay phải, và cả những món có dạng lỏng như cà ri cũng sẽ ăn bằng tay. Cầm thức ăn bằng tay trái là điều cấm kỵ, bởi tay trái là đại diện cho "cái ác" gồm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho "cái thiện" với tính chất đúng đắn, công lý và cao khiết. Vì coi việc được ăn là nghi thức thờ cúng thần linh nên yếu tố “xấu xa” của bàn tay trái phải bị loại bỏ.

Trước khi ngồi vào bàn, bạn phải rửa sạch tay để đảm bảo vệ sinh. trong quá trình ăn khi đưa thức ăn vào miệng xong tay không dính thức ăn trong bàn tay, không làm rơi rớt nước xốt, quanh miệng không dính thức ăn…Bàn tay phải bốc một nhúm cơm, trộn đều với một chút thức ăn, đồ xào,… Bốn ngón tay

Tư thế ngồi ăn không được ngồi thẳng lưng mà nên nghiêng mặt, khi đưa thức ăn vào miệng, hãy cúi xuống thật thấp để thức ăn không rơi vãi. Bên cạnh đó, không cho tay vào miệng hay liếm đầu ngón tay sau mỗi lần “bốc lủm”, bởi hành động này được người Ấn cho là bất lịch sự. 

Trình tự ăn (món ăn truyền thống): Đó là xé một mẩu bánh mì nhỏ và dùng nó để kẹp phần thức ăn chính cho vào miệng, rồi mới chuyển sang dùng các món phụ. Sau khi dùng hết phần bánh mì, bạn tiếp tục rưới ít nước xốt daal hoặc sambar lên phần cơm trắng nóng hổi, nắm lại thành từng nắm nhỏ rồi ăn cho đến hết suất.

Sau khi ăn hết thức ăn

 Sau khi ăn xong, phần gấp lá chuối là cách “thay lời muốn nói” ý nhị của người Ấn. Chẳng Gấp đôi lá chuối theo chiều dọc, phần rìa lá hướng về phía người ăn là cách báo rằng bạn đã dùng xong và cảm ơn người đã làm ra món ăn ngon. 

Quay phần sống lá về phía mình, thì bạn cần hiểu rằng họ muốn chia sẻ nỗi đau mất đi người thân của ai đó đang cùng dùng bữa với họ. 

Nên đợi những người cùng bàn ăn hết rồi mới đi rửa tay.

Nhìn cách người Ấn cầu kỳ cẩn thận với những quy tắc riêng biệt của mình, mới cảm nhận được họ trân trọng thực phẩm và người dùng bữa cùng mình thế nào. Điều này thực sự đáng quý, bởi những cư xử xấu xa, tiêu cực khó mà tồn tại, khi người ta đối với nhau bằng tất cả sự tôn trọng, thái độ biết ơn và lòng tử tế.  

Nếu đi du lịch Ấn Độ, được mời tới nhà của người Ấn Độ ăn cơm, hãy thử học cách ăn bốc cùng họ nhé. Với người Ấn độ việc hòa hợp cách ăn sẽ khiến họ thấy có sự thân thiện và đồng điệu.

Tìm hiểu thêm kinh nghiệm du lịch, tour du lịch Ấn Độ giá rẻ tại: https://saigontodaytravel.com.vn/ando/

Facebook Chat