Kinh nghiệm du lịch Châu Âu an toàn

Các Quốc gia Châu Âu có vẻ đẹp tuyệt vời và rất nhiều điều lý thú thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi tới đây mỗi năm, đặc biệt là vào mùa Thu. Tuy nhiên, tình trạng dân nhập cư ngày một tăng cao khiến an ninh tại đây trở thành vấn đề đáng lo. Không chỉ với du khách du lịch, mà với những người có nhu cầu công tác làm việc tới đây cũng cần hết sức đề phòng để tránh nạn trộm, cướp.

Dưới đây, Saigon Today Travel xin được chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm để bạn có chuyến đi tới Châu Âu an toàn. 

1, Lý do gia tăng nạn trộm cắp ở Châu Âu là do nạn nhập cư 

Chắc hẳn Châu Âu trong tưởng tượng của hầu hết chúng ta chỉ toàn những cảnh quan kỳ vĩ, những kiến trúc cổ xưa, lâu đài tráng lệ và nhiều kinh đô thời trang như Milan (Italy), Paris (Pháp)... Tuy nhiên, thực tế rất nhiều du khách du lịch tới Châu Âu, những người tới công tác, học tập và làm việc tại những quốc gia Châu Âu đây đã từng “ dở khóc - dở mếu” khi phải đối mặt với đủ chiêu trò từ những tên trộm với "hệ thống" bài bản, thao tác mau lẹ, khiến người bị trộm khi nhận ra cũng chẳng biết than ai.

Điển hình như MC Kỳ Duyên có lần đã từng “đăng đàn”  trong 1 video Livestream dài 14 phút chia sẻ về việc đã từng là nạn nhân vụ bị mất cắp hành lý, hộ chiếu cũng như chứng kiến của bạn bè người thân mình trong haonf cảnh tương tự. 

Không chỉ MC Kỳ Duyên, câu chuyện đề phòng trộm cắp khi tới Châu Âu cũng đã nhiều lần được chia sẻ để cảnh báo với khách quốc tế du lịch tới Lục địa già.

Theo thống kê từ The Global Economy năm 2016, các nước châu Âu chiếm tới 6 suất trong top 10 nơi có tỷ lệ trộm cắp lớn nhất thế giới tính trên 100.000 người. Đan Mạch là quốc gia dẫn đầu với 3.949 kẻ trộm/100.000 người và xếp ngay sau là Thụy Điển với tỷ lệ 3.817/100.000 người, những con số đáng báo động với bất kỳ ai đang tính chuyện tới châu Âu.

Cuối tháng 10 năm ngoái, trang du lịch nổi tiếng Trip Savvy thậm chí dành nguyên một bài báo nói về những thành phố ở châu Âu nơi mà móc túi đã được nâng lên tầm "nghệ thuật". Ba cái tên hàng đầu được chỉ ra bao gồm Rome (Italy), Barcelona (Tây Ban Nha) và Prague (Czech).

Tỉ lệ trộm cắp móc túi ở châu Âu gia tăng, vì rất nhiều lý do, trong đó phổ biến nhất là về mặt nhập cư. Thường phường trộm cắp đa số là dân nhập cư từ các nước châu Phi, Trung Đông, các nước thuộc Liên Xô cũ. Tất nhiên vẫn có những kẻ là người bản địa gốc, 

Với những vấn nạn như trên, nhiều du khách Việt lo lắng rằng : “ôi đi mà nguy hiểm như vậy thì đi làm chi”, hay “châu Âu bây giờ loạn hết rồi”, đại loại vậy. Tuy nhiên, trộm cắp có mặt ở khắp nơi dù du lịch trong hay ngoài nước. Vấn đề quan trọng chúng ta cần hết sức cảnh giác và chuẩn bị trước các tình huống để có thể phòng tránh và có chuyến du lịch Châu Âu an toàn. 

2, Những hình thức trộm cắp

Nạn trộm cắp ở Châu Âu được đánh giá là “ nghệ thuật’’ bởi sử chuyên nghiệp và khả năng nhanh như chớp khiến chúng ta gần như không kịp trở tay. Chúng có nhiều mánh khóe với nhau và chủ yếu dựa trên khả năng phối hợp nhóm linh hoạt. Dưới đây là vài hình thức điển hình  mà du khách cần phòng tránh khi đi du lịch châu Âu:

Dân trộm  nhà nghề

Những thành phố du lịch nổi tiếng ở châu Âu như Rome, Florence, Paris hay Barcelona chính là nơi hoạt động nhiều của kẻ trộm vặt. Chúng sẽ lựa chọn những đám đông lộn xộn khiến bạn không chú ý và ra tay hành động để rút ví, điện thoại và đồ có giá trị trong balo đeo của bạn.

Vì vậy, hãy luôn chú ý quan sát khi bước vào đám đông. Luôn để balo trong tầm nhìn như đeo ở phía trước và đóng khóa dây kéo cẩn thận. Các bạn nam có thói quen để ví ở túi sau cũng nên cất chúng vào trong balo để không dễ bị móc mất

Những người vận động từ thiện

Những người này thường xuất hiện theo nhóm, đặc biệt là các nhóm nữ, trên tay cầm những cặp tài liệu, họ đại diện để xin ủng hộ cho hội người mù, người điếc,...Tuy nhiên, tất cả chỉ là do chúng tự bịa đặt và dựng lên chứ thực tế không hề có hội nào. Trong khi bạn đang mải mê đọc hoặc ký những tờ giấy xác nhận từ thiện, sẽ có kẻ tranh thủ thó đồ từ sau. ( Hình thức này diễn ra nhiều nhất ở Paris, Pháp)

Đám “cô hồn” phá phách

Với những ai biết lái xe và có sử dụng dịch vụ thuê xe riêng thì quả thật rất tiện lợi để khám phá nhiều nơi. Nhưng bạn hãy cẩn thận vì có thể sẽ gặp phải những “tên cướp” chuyên đập cửa kính để lấy trộm đồ.

Cách tốt nhất là hãy chọn đậu xe ở nơi có mái che, các bãi đậu xe trong nhà hoặc nơi có gắn camera chống trộm để an tâm hơn. Nếu phải để ở nơi công cộng, không nên để đồ đạc có giá trị hay đồ ăn, thức uống ngay chỗ ghế ngồi và nơi dễ nhìn thấy vì sẽ thu hút bọn trộm ngay.

Đám trộm “ trẻ trâu” 

Nếu có một đám nhóc tiếp cận bạn với những chiếc bảng giấy có ghi vài dòng chữ trên đó, hãy tránh xa, đừng lại gần. Những chiếc bảng chính là công cụ để gây mất tập trung và đó là lúc chúng sẽ ra tay móc túi.

Hoặc cũng có thể chúng sẽ “chốt chặn” ở thang máy, lối vào một chỗ nào đó, rồi yêu cầu bạn đưa tiền thì mới được bước vô. Nói chung trẻ trâu thì nhiều vô số kể. Trong trường hợp này thì cứ chọn đường khác mà đi, vì dính yếu tố trẻ em vô thì cũng hơi khó xử cho mình. Mình không thể bạo lực gạt tay tụi nó ra được, hoặc nạt nộ la hét, kiểu vậy!

Đám đông trên tàu điện

Các chuyến tàu đông nghẹt khách chính là địa bàn tốt cho những tên trộm cắp hoạt động. "Đội hình" trộm cắp trên tàu điện chủ yếu là những thành phần là những đứa trẻ chưa vị thành niên, chúng lên sẵn các toa tàu điện, nhằm kỹ mục tiêu và chỉ chờ chúng ta sơ xuất thì sẽ lấy món đồ đã nhắm trước rồi nhảy ra trước khi cửa đóng.Do đó, chúng dễ dàng thoát thân còn chúng ta không kịp trở tay bởi khi kịp nhận ra, mọi thứ cũng đã quá trễ bởi tàu đã rời ga.

Đánh lạc hướng ở cây ATM

Khi du lịch tại các nước Châu Âu, mỗi lần đi rút tiền ở ATM cần hết sức đề phòng bởi kẻ trộm có thể đang ẩn nấp, trà trộn ở đâu đó rất gần bạn và chuẩn bị giở trò ngay khi có cơ hội. Chúng thường có 1 nhóm 2-3 tên, ngay khi bạn nhập xong mã PIN, sẽ có hai tên áp sát lại gần. Tên đứng trước mặt sẽ thu hút sự chú ý bằng nhiều cách như đẩy vai, hỏi chuyện khiến bạn mất tập trung. Tên còn lại sẽ rất nhanh rút số tiến lớn trong thẻ của bạn và biến mất không sủi tăm.

Ngoài ra, tại các khe cắm thẻ, rất có nguy cơ bị gắn 1 camera nhỏ để chúng dễ dàng ăn trộm mật khẩu và tìm cách trộm thẻ ngân hàng, cũng như tiền của bạn. 

Lừa gạt, lợi dụng lòng tốt

Những tên trộm rất có thể sẽ là những người cao tuổi, người tàn tật, giả vờ hỏi đường, nhờ nhặt đồ hay giúp đỡ gì đó để bạn bận tay hoặc mất tập trung, sau đó tên còn lại sẽ nhanh tay “hớt” đồ đạc, hành lý , tiền của bạn và lẩn thật nhanh. 

Dân bán hàng rong

Không thể bỏ qua những người buôn bán ngoài vỉa hè này, vì với tâm lý tò mò, thích điều thú vị của khách du lịch, nhất là lại đang ở các địa điểm du lịch nổi tiếng, bạn rất dễ sẽ sa vào bẫy lừa đảo của họ.

Một chú rối biết nhảy theo nhạc, hay bạn được mời làm người mẫu cho màn trình diễn nho nhỏ giới thiệu sản phẩm của người bán dạo trên đường phố, vậy là… bạn hào hứng mua món đồ hay miễn cưỡng phải trả tiền cho món đồ bạn không hề muốn.

Đó là chưa kể, trong lúc bạn đang chăm chú theo dõi, thì biết đâu đó phía sau (một cô gái), đồ đạc trong balo của bạn đã lên đường theo bàn tay đỉnh cao của bọn móc túi!

2. Địa bàn hoạt động

Những nơi công cộng luôn là nơi xảy ra trường hợp mất cắp nhất như quảng trường, khu vực nhà thờ, ga tàu, bến xe bus hay thậm chí là sảnh khách sạn lúc đông đúc. Rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra.

Theo chỉ số tội phạm của các thành phố ở châu Âu, dưới đây là danh sách 10 thành phố có chỉ số thiếu an toàn cao nhất bạn cần xem xét trước khi lựa chọn du lịch:

- Marseille (Pháp)

- Naples / Napoli (Ý)

- Catania (Ý)

- Turin / Torino (Ý)

- Kristiansand (Na Uy)

- Manchester (Anh

- Rome (Ý)

- Paris (Pháp)

- Birmingham (Anh)

- Tromsø (Na Uy)

Madrid, Barcelona cũng là những địa danh bạn cần lưu ý vấn nạn này tuy không góp mặt trong top 10 kỳ này!

3, Kinh nghiệm du lịch châu Âu an toàn

Nếu bạn không muốn sự việc không may xảy ra thì nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình trước khi đặt chân đến những nơi xa lạ.

Tránh mang nhiều đồ lỉnh kỉnh mà hãy sắp xếp gọn gàng đồ đạc trong balo của mình.

Hộ chiếu và tiền mặt là hai thứ quan trọng nhất trong chuyến đi, do đó hãy để ở nơi an toàn nhất. Tiền mặt chia làm nhiều phần nhỏ để ở chỗ khác nhau như thường lệ nhé. Còn hộ chiếu cũng có thể photocopy thêm một bản để trong ví.

Khi đi đến những nơi đông đúc, một trong các mánh của dân trộm cắp là ngụy trang dưới mác bán hàng lưu niệm. Sau đó, họ có thể bày ra những kỹ xảo bán hàng để lừa đảo hoặc nhân lúc đông đúc để thừa tay lấy trộm đồ đạc.

Nếu đi ăn uống ở các nhà hàng ngoài trời, tại các nơi đông người, bạn chú ý không để balo ở gầm bàn, mắc vào chân bàn hoặc treo túi vào sau ghế. 

Khi sử dụng phương tiện công cộng, nhất là vào giờ cao điểm, luôn đề cao cảnh giác. Balo đeo trước ngực và ôm vào người. Không cắm mặt vô điện thoại mà hãy tập trung nhìn xung quanh.

Trước chuyến đi, đừng quên mua cho mình một gói bảo hiểm du lịch quốc tế vì đây chính là tấm vé an toàn, giúp bảo vệ bạn trong nhiều trường hợp không lường trước được!

Hy vọng những “bí kíp” và kinh nghiệm du lịch châu Âu an toàn trên sẽ giúp các bạn phần nào có sự cảnh giác và chuẩn bị cho chuyến du lịch châu Âu sắp tới của mình!

(Nguồn Sưu tầm)

 

Facebook Chat