Những đất nước chưa bị Covid-19 xâm nhập

Theo số liệu từ trang WorldOmeters, tính đến sáng ngày 13/4, thế giới đã ghi nhận 210 quốc gia và vùng lãnh thổ có người dương tính với nCoV. Như vậy là chỉ còn vài cái tên ít ỏi còn sót lại chưa bị Corona tấn công.

Turkmenistan

Cộng hòa Turkmenistan có đường biên giới chung với Afghanistan, Iran, Uzbekistan, Kazakhstan. Một phần lãnh thổ phía tây của Turkmenistan giáp biển Caspi. Tới nay, Turkmenistan vẫn được coi là quốc gia bí ẩn nhất khu vực Trung Á.

Với diện tích khoảng 488.100 km² song dân số của Turkmenistan chỉ chưa đầy 6 triệu người. Đất gồm 5 tỉnh và 3 thành phố, trong đó có 1 thành phố trực thuộc nhà nước Trung ương.

Trong quá khứ, Turkmenistan từng có một lịch sử nhiều sóng gió. Đất nước này nằm trên Con đường tơ lụa nổi tiếng xưa. Và trên con đường tìm kiếm thịnh vượng, nhiều đội quân đã qua đây.

Thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, Alexander Đại đế đã chinh phục lãnh thổ này khi ông cùng đạo quân thiện chiến của mình tới Nam Á. Đây cũng là thời điểm hình thành Con đường tơ lụa – con đường thương mại chính giữa châu Á và vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Cho tới thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này. Kể từ đó, đạo Hồi phổ biến ở đây và kéo dài cho tới nay khi mà Turkmenistan được coi là quốc gia Hồi giáo. Văn hóa Trung Đông cũng theo thời gian mà thấm đẫm, lan tỏa, kết hợp với văn hóa bản địa.

Người Turkmen - dân tộc chính của Turkmenistan trong quá trình giao thoa và chịu ảnh hưởng văn hóa đến từ những đội quân chinh phục thì cũng đã giữ gìn được những nét cơ bản trong truyền thống, từ đó hình thành nền tảng của ý thức quốc gia.

Tajikistan

Tajikistan tên chính thức là Cộng hòa Tajikistan, một quốc gia miền núi, đất liền nằm ở trung tâm châu Á, giáp với Afghanistan ở phía Nam, Uzbekistan ở phía Tây, Kyrgyzstan ở phía Bắc, và Trung Quốc ở phía Đông. Được tách ra khỏi vùng Kashmir bởi hành lang Wakhan của Afghanistan.

Với diện tích 143.100km², Tajikistan ít hơn một nửa diện tích của Ý, hoặc nhỏ hơn một chút so với bang Wisconsin của Hoa Kỳ. Đất nước này có dân số 8,8 triệu người (vào năm 2017). Thủ đô và thành phố lớn nhất là Dushanbe (Душанбе).

Tajikistan vẫn là nước nghèo nhất ở Trung Á, khoảng 35% dân số rơi xuống dưới chuẩn nghèo. Ngôn ngữ nói là Tajik (chính thức), tiếng Uzbek và tiếng Nga.

Tajikistan đã trải qua ba thay đổi trong chính phủ và cuộc nội chiến kéo dài 5 năm kể từ khi nó được độc lập năm 1991 từ Liên Xô. Một thỏa thuận hòa bình giữa các phe phái đối nghịch đã được ký vào năm 1997, và việc thực hiện được thông báo hoàn thành vào cuối năm 1999. Một phần của hiệp định đòi hỏi việc hợp pháp hoá các đảng chính trị đối lập trước cuộc bầu cử 1999, nhưng các đảng không có nhiều tiến bộ trong việc điều hành thành công chính quyền.

Bạo lực và án hình sự ở đất nước này vẫn là một biến chứng làm suy yếu khả năng của Tajikistan trong việc hợp tác quốc tế.

Cảnh quan Tajikistan bị chi phối bởi các ngọn núi Pamir và Alay, phần lớn nhất là hồ Karakul, nằm trong Công viên quốc gia Tajik ở dãy núi Pamir của Tajikistan.

Lesotho

Lesotho là một quốc gia nằm ở phía nam châu Phi, bao quanh bởi Nam Phi. Diện tích của đất nước này chỉ hơn 30.000km² và có dân số hơi hơn 2 triệu người. Thủ đô của nó và thành phố lớn nhất là Maseru.

Quốc gia trước đây được gọi là Basutoland được đổi tên thành Vương quốc Lesotho sau khi giành được độc lập từ Anh năm 1966.

Năm 1993 sau 23 năm cai trị quân sự, một hiến pháp mới đã được thực hiện, nhà vua không có quyền hành pháp nào và buộc tội ông ta tham gia vào các vấn đề chính trị Năm 1998, các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc nổi loạn quân sự sau một cuộc bầu cử gây tranh cãi đã thúc đẩy một cuộc can thiệp quân sự của Nam Phi. Cải cách hiến pháp đã khôi phục ổn định chính trị; Các cuộc bầu cử quốc hội hòa bình đã được tổ chức vào năm 2002. Tuy nhiên, Lesotho là một trong ba hệ thống hoàng gia còn lại ở châu Phi.

Lesotho là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Khối thịnh vượng chung và Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Khoảng 40% dân số sống dưới mức chuẩn nghèo quốc tế 1,25USD/ngày.

Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên là một cái tên đáng ngạc nhiên trong danh sách này khi mà nó có biên giới giáp với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc đều là những đất nước có nhiều ca dương tính với nCoV. Thậm chí virus Corona chủng mới (Covid-19) được tìm thấy đầu tiên ở khu vực Vũ Hán của Trung Quốc.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên tách biệt với Hàn Quốc ở miền Nam.

Với diện tích 122.762km² (toàn bán đảo: 222.209km²), đân số nước này hiện nay khoảng 25 triệu người. Thủ đô của đất nước là thành phố Bình Nhưỡng.

Triều Tiên có gần 5.000 năm lịch sử. Năm 2333 TCN, nước Triều Tiên (Choson) cổ ra đời, tồn tại khoảng 1.000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược. Từ năm 57 TCN, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Kokuryo, Pekche và Shilla. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Pekche, lập nên triều đại Shilla, kéo dài 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392 vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao ly), lấy thủ đô là Keseong. Từ 1392-1910, vua Ly Sơng Kiê lập ra nước Choson (Triều Tiên), rời đô về Seoul (1394). Bán đảo Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo (tên nước Koryo được phiên âm quốc tế là Korea).

Năm 1945, Triều Tiên được giải phóng nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc, CHDCND Triều Tiên và Mỹ ký Hiệp định đình chiến năm 1953.

Triều Tiên được xem là một trong các quốc gia khép kín nhất thế giới vì vậy cuộc sống của người dân tại đây hầu như là bí ẩn đối với người nước ngoài. Chỉ trong một vài năm trở lại đây chính quyền nước này mới đưa ra các chính sách cởi mở hơn, cho phép du khách được thăm quan Triều Tiên, vì vậy cuộc sống thực sự tại đây mới hé lộ thêm nhiều điều.

Mặc dù 4 đất nước kể trên cho tới hiện tại vẫn công bố chưa có ca nhiễm virus Covid-19 nào song các nước này đều thuộc nhóm khá khép kín, không có nhiều nguồn tin kiểm chứng chính xác. Vậy nên, việc virus Corona chủng mới đã và đang lan rộng tới đâu thực sự vẫn là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

( Lusury - inside)

Facebook Chat